Phát hiện và nhận dạng Người_Bắc_Kinh

Nhà địa chất người Thụy ĐiểnJohan Gunnar Andersson và nhà cổ sinh vật học người MỹWalter W. Granger đã tới Chu Khẩu Điếm, Trung Quốc để nghiên cứu các hóa thạch tiền sử vào năm 1921. Họ đã được các công nhân mỏ đá đưa tới Long Cốt Sơn, nơi Andersson đã nhận ra các trầm tích thạch anh không phải là bản địa của khu vực này. Ngay lập tức sau khi nhận thức được tầm quan trọng của phát hiện này ông đã quay sang các đồng nghiệp và thông báo "Ở đây có người nguyên thủy; bây giờ tất cả mọi điều chúng ta cần làm là tìm kiếm ông ấy!"[6].

Công cuộc khai quật đã được trợ lý của Andersson là nhà cổ sinh vật học người Áo Otto Zdansky tiến hành ngay lập tức, và ông đã tìm thấy cái dường như là răng hàm người hóa thạch. Ông trở lại di chỉ này vào năm 1923, và các vật liệu đã khai quật trong 2 cuộc đào bới kế tiếp nhau đã được gửi tới Đại học Uppsala ở Thụy Điển để phân tích. Năm 1926, Andersson thông báo về việc tìm thấy 2 răng hàm người trong các vật liệu này, và Zdansky đã công bố các phát hiện của mình[7].

Nhà giải phẫu học người CanadaDavidson Black thuộc Viện Y học Hiệp hòa Bắc Kinh (北京协和医学院), được kích thích bởi phát hiện của Andersson và Zdansky, nhận được tài trợ của quỹ Rockefeller và khởi động lại các công cuộc khai quật tại di chỉ vào năm 1927 cùng các nhà khoa học phương Tây và Trung Quốc. Nhà cổ sinh vật học người Thụy Điển là Anders Birger Bohlin đã đào được một chiếc răng rơi ra, và Black đặt nó trong một trái tim bằng vàng trên sợi dây đeo đồng hồ của ông[8]

Black công bố phân tích của ông trong tạp chí Nature, nhận dạng phát hiện của mình là thuộc về một loài và một chi mới mà ông đặt tên là Sinanthropus pekinensis, nhưng nhiều nhà khoa học đương thời giữ thái độ hoài nghi về nhận định như vậy trên cơ sở chỉ của một chiếc răng, và quỹ Rockefeller đã yêu cầu phải có thêm nhiều mẫu vật nữa trước khi quỹ này có thể đồng ý cấp thêm tiền tài trợ[9].

Một quai hàm dưới, vài chiếc răng và các bộ phận của hộp sọ được khai quật năm 1928. Black đã trình các phát hiện này cho quỹ và được tài trợ $80.000 mà ông đã dùng vào việc thành lập Phòng thí nghiệm Nghiên cứu đại Tân Sinh (新生代地质与环境研究室).

Các khai quật tại di chỉ dưới sự giám sát của các nhà khảo cổ học Trung Quốc Dương Chung Kiện (杨钟健, Yang Zhongjian), Bùi Văn Trung (裴文中, Pei Wenzhong) và Giả Lan Pha (贾兰坡, Jia Lanpo) đã phát hiện 200 hóa thạch người (bao gồm 6 nắp hộp sọ gần như hoàn chỉnh) từ trên 40 mẫu vật riêng lẻ. Các cuộc khai quật này kết thúc vào năm 1937 khi chiến tranh Trung-Nhật nổ ra.

Công cuộc khai quật tại Chu Khẩu Điếm được tiến hành trở lại sau khi chiến tranh kết thúc. Di chỉ Người Bắc Kinh tại Chu Khẩu Điếm đã được UNESCO liệt kê là Di sản thế giới năm 1987[10]. Các công cuộc khai quật mới lại được tiến hành tại di chỉ này vào tháng 6 năm 2009[11][12].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Người_Bắc_Kinh http://english.cas.cn/Ne/CN/200909/t20090923_43433... http://english.peopledaily.com.cn/90001/90782/9087... http://lacomunidad.elpais.com/blogfiles/pinero/Tem... http://newswatch.nationalgeographic.com/2012/03/22... http://www.nytimes.com/2005/10/10/health/10iht-mel... http://users.rcn.com/granger.nh.ultranet/bulletin/... //pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17416672 //pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19279636 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1871827 http://www.pubmedcentral.nih.gov/picrender.fcgi?ar...